12 đường Kinh mạch trong Cơ thể con người

12 kinh mạch cũng gọi là chính kinh. Vì trong cơ thể có tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào là 6 tạng; có đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu là 6 phủ, cộng 12 tạng phủ. Mỗi một tạng phủ đều có một kinh phụ thuộc nó, cộng có 12 kinh nên gọi là chính kinh. Tên gọi của chính kinh đều lấy tên tạng phủ của nó mà đặt như tâm kinh, đởm kinh, vị kinh v.v…

Theo “Học thuyết âm dương” trong Đông y mà nói thì 6 tạng đều thuộc âm:

  • Phế và tỳ là thái âm,
  • tâm và thận là thiếu âm,
  • can và tâm bào là quyết âm;
  • sáu phủ đều thuộc dương.
  • Tiểu trường và bàng quang là thái dương,
  • đởm và tam tiêu là thiếu dương,
  • vị và đại trường là dương minh.
  • Sáu tạng và đường tuần hành của âm kinh thuộc về nó đều ở mặt âm của tứ chi (mặt trong của chi).
  • Sáu phủ và đường tuần hành của dương kinh thuộc về nó đều ở mặt dương của chi (mặt ngoài của chi).

Mức độ âm dương nhiều ít của tên đường kinh là do vị trí đường kinh trên chi thể có mức độ nhiều ít của mặt dương, âm mà định.

Độ lớn dần của âm dương theo chiều hướng vận động chung của vũ trụ, bên trái lớn dần theo chiều ngược kim đồng hồ, bên phải lớn dần theo chiều thuận kim đồng hồ.

Ở mặt dương từ dương minh, qua thiếu dương tới thái dương, ở mặt âm từ thiếu âm, qua quyết âm tới thái âm. Đồng thời, do kinh mạch âm dương phân bố ở tứ chi cho nên đường tuần hành ở chi trên gọi là thủ kinh, tất cả là thủ tam âm kinh, thủ tam dương kinh; đường tuần hành ở chi dưới gọi là túc kinh, tất cả là túc tam âm kinh, túc tam dương kinh, gộp chung cả lại là 12 kinh, cho nên thường gọi là 12 kinh mạch chính.

12 duong kinh mach

A. Đường tuần hành của 12 kinh mạch

Đường tuần hành của 12 kinh mạch có thể chia ra làm 4 loại:

– Thủ tam âm kinh là thủ thái âm phế kinh, thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, cả ba kinh mạch này đều đi từ ngực ra theo mặt âm của chi trên đến đầu chót các ngón tay.

– Thủ tam dương kinh là thủ dương minh đại trường kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ thái dương tiểu trường kinh. Cả ba kinh mạch này đều từ đầu chót ngón tay đi ven theo mặt dương của chi trên lên đến đầu.

– Túc tam dương kinh là túc dương minh vị kinh, túc thiếu dương đảm kinh, túc thái dương bàng quang kinh. Cả ba kinh mạch này đều từ đầu đi qua lưng trên, ven theo mặt trước mặt bên và mặt sau của cạnh ngoài chi dưới, xuống đến gót chân.
– Túc tam âm kinh là túc thái âm tỳ kinh, túc quyết âm can kinh, túc thiếu âm thận kinh. Cả ba kinh mạch này đều từ đầu ngón chân, ven theo mặt trước, mặt trong và mặt sau của cạnh trong chi dưới đi lên đến bụng.

 

B. Thứ tự nối tiếp của các đường kinh và giờ tuần hành kinh khí

Hoạt động kinh khí phụ thuộc vào hoạt động công năng của tạng phủ, hoạt động công năng của tạng phủ lại tuân theo một chu trình thời gian trong ngày, người ta đã ghi nhận được chu trình hoạt động đó thành bài ca như sau: Phế dần, đại mão, vị thìn cung. Tỳ tỵ, tâm ngọ, tiểu mùi trung. Thân bàng, dậu thận, tâm bào tuất. Hợi tam, tý đảm, sửu can thông.
Nay đem diễn giải thành bảng theo giờ thông dụng như sau:

  1. Giờ Dần (từ 3-5 giờ sáng)
  2. Giờ Mão (từ 5-7 giờ sáng)
  3. Giờ Thìn (từ 7-9 giờ sáng)
  4. Giờ Tỵ (từ 9-11 giờ sáng)
  5. Giờ Ngọ (từ 11-13 giờ trưa)
  6. – Giờ Mùi (từ 13-15 giờ trưa)
  7. – Giờ Thân (từ 15-17 giờ chiều)
  8. Giờ Dậu (từ 17-19 giờ tối)
  9. Giờ Tuất (từ 19-21 giờ tối)
  10. – Giờ Hợi (từ 21-23 giờ đêm)
  11. Giờ Tý (từ 23-01 giờ đêm)
  12. Giờ Sửu (từ 01-03 giờ sáng)

C. Biểu lý tương phối của 12 kinh mạch

– Thủ thái âm phế kinh tuần hành

– Thủ dương minh đại trường kinh tuần hành

– Túc dương minh vị kinh tuần hành

– Túc thái âm tỳ kinh tuần hành

Thủ thiếu âm tâm kinh tuần hành

Thủ thái dương tiểu trường kinh tuần hành

– Túc thái dương bàng quang kinh tuần hành

– Túc thiếu âm thận kinh tuần hành

Thủ quyết âm tâm bào kinh tuần hành

– Thủ thiếu dương tam tiêu kinh tuần hành

– Túc thiếu dương đảm kinh tuần hành

– Túc quyết âm can kinh tuần hành

Trong 12 kinh mạch thì cứ một âm kinh phối hợp với một dương kinh, như vậy gọi là biểu lý tương phối (cũng gọi là âm dương tương phối).

Kinh mạch tương phối khi tuần hành ở ngón tay, ngón chân thì nối tiếp nhau, vì nội tạng mà nó sở thuộc cũng cùng quan hệ tương hỗ ảnh hưởng.

Trên lâm sàng, huyệt vị ở bản kinh còn có thể dùng để trị bệnh ở một kinh khác cùng tương phối với nó.

Như thủ dương minh đại trường kinh và thủ thái âm phế kinh cùng biểu lý, lấy huyệt Xích trạch ở phế kinh để chữa ho hắng, lại cũng trị được bệnh lỵ. Lại như túc thái âm tỳ kinh và túc dương minh vị kinh cùng biểu lý, lấy huyệt Túc tam lý ở vị kinh có thể chữa được đau dạ dày, lại cũng chữa được ỉa chảy.

Những ví dụ trên đã nói lên rằng âm kinh và dương kinh có quan hệ biểu lý tương phối rất mật thiết.

Bảng tương phối của 12 kinh mạch

Thủ thái âm phế kinh tương phối với Thủ dương minh đại trường kinh

Thủ thiếu âm tâm kinh tương phối với Thủ thái dương tiểu trường kinh

Thủ quyết âm tâm bào kinh tương phối với Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Túc thái dương tỳ kinh tương phối với Túc dương minh vị kinh

Túc thiếu âm thận kinh tương phối với Túc thái dương bàng quang kinh

Túc quyết âm can kinh tương phối với Túc thiếu dương đảm kinh

D. Đầu, cuối của 12 kinh mạch và chủ trị

Như trên đã nói qua, 12 kinh mạch có đường tuần hành nhất định và các kinh đều phản ánh bệnh tật ở bản tạng hoặc bản phủ, phần này nói đến đường đi cụ thể và chủ trị một số bệnh tật.

 

  1. Thủ thái âm phế kinh    : xem chi tiết
  2.  Thủ dương minh đại trường kinh: Xem chi tiết
  3. Thủ thiếu âm tâm kinh
  4. Thủ thái dương tiểu trường kinh
  5. Thủ quyết âm tâm bào kinh
  6. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

 

  1. Túc thái dương tỳ kinh
  2. Túc dương minh vị kinh
  3. Túc thiếu âm thận kinh
  4. Túc thái dương bàng quang kinh
  5. Túc quyết âm can kinh
  6. Túc thiếu dương đảm kinh

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều