Các mệnh đề của động từ

Mệnh đề phụ thuộc

*Không giống như tiêng Anh, các mệnh để độc lập trong tiếng Nhật không thể kết hợp lại với nhau trong một câu và được kết nối bởi một liên từ như “và”. Trong tiếng Nhật, mệnh đề chính hay mệnh đề độc lập đứng cuối câu và các mệnh đề khác là mệnh đề phụ thuộc. Sau đây là một sô cách cơ bản mà theo đó các mênh đề phụ thuộc được liên kết với mệnh đề chính hay mệnh đề độc lập.

-te/de

*Dạng -te hay dạng danh động từ của động từ có thể được dùng để chỉ ra mối quan hệ lien tục, song song hay cho thấy nguyên nhân của các mệnh đề phụ thuộc. Các tính từ gốc động từ (dạng -kute) và các danh từ làm tính từ ( với dạng de của hệ từ) cũng có thể được dùng theo cách này (sẽ học ở bài tính từ), các danh từ cũng vậy (với dạng de của hệ từ). Hãy xem các ví dụ sau đây:

1. Mối quan hệ liên tục

*Như tên này hàm ý, dang này được dùng để chỉ các hành động xay ra theo một trình từ thời gian: “Trước tiên, sau đó ,rồi sau đó…”

Ví dụ:

-Ginza e itte kaimona o shite, uchi e kaerimashita.
Tôi đã đến Ginza, đi mua sắm và trở về nhà.

2. Mối quan hệ song song

*Hành động hoặc ý nghĩa ở đây có tính song song, hoặc có thể xảy ra vào cùng thời điểm.

Ví dụ:

-Yamada san wa Ginza e itte, watakushi wa Shinjuku e ikimashita.
Bà Yamada đã đi đến Ginza, và tôi đi đến Shinjuku.
-Kono heya wa, hirokure akarukute rippa desu.
Căn phòng này rộng rãi và sáng sủa cũng như lộng lẫy.

Các mệnh đề quan hệ.

*Tiếng Nhật không có các đại từ quan hẹ như ” who, that. which” trong tiếng Anh, để sử dụng trong cách mệnh để quan hệ như “the man whi arrived is my friend”. Thay vì vậy, mệnh đề quan hệ , kết thúc với dạng đơn giản của động từ , đứng trước từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:

-Watakushi ga/no isumo iki rsstoran wa, Ginza. ni arimasu.
Nhà hàng mà tôi luôn đi đến thì ở Ginza.
-Kondo no ryokou de itta tokoro wa, Amerika to kanada deshita.
Những nơi mà tôi đi đến trên chuyến đi này là Mỹ hoặc Canada.

 

Học tiếng Nhật Bản

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều