[Ngữ pháp tiếng Nhật] – “Dạng sai khiến 使役形”

Học tiếng Nhật Bản ngữ pháp “Dạng sai khiến 使役形”

Khi thấy phía sau động từ có âm theo dạng 「せる」, có thể nói đó là động từ dạng sai khiến có ý là “Để cho…”.

  Ví dụ động từ「行く」có nghĩa là “đi”, có dạng sai khiến là「行かせる」có nghĩa là “để cho đi, bắt đi”.

1.「使役形」の作り方
Cách đổi động từ thành dạng sai khiến
Để nhớ cách thay đổi động từ thành dạng sai khiến ta cũng cần căn cứ theo loại của động từ.

A. 五段動詞
Trường hợp Ngũ đoạn động từ, ta lấy âm cuối của động từ thay đổi thành đoạn あ sau đó thêm せる vào.
Ví dụ「使う」có dạng sai khiến là「使わせる」
よむlà「よませる」
かくlà「かかせる」
行くlà「行かせる」
Chú ý những ngũ đoạn động từ có âm kết là「う」, thì chúng ta phải đổi thành âm「わ」chứ không phải âmあ.
Một số ví dụ khác:
買う: う→わ+せる→買わせる
行く: く→か+せる=行かせる
話す:す→さ+せる=話させる
立つ:つ→た+せる=立たせる
飲む:む→ま+せる=飲ませる

B.一段動詞
Trường hợp Nhất đoạn động từ ta bỏ đi âm đuôi làるvà thêmさせる vào.
Ví dụ「食べる」đổi sang dạng sai khiến thành「食べさせる」
「あげる」đổi thành「あげさせる」
「教える」đổi thành「教えさせる」
「调べる」đổi thành「调べさせる」
Cần chú ý trong tiếng Nhật, một số động từ có âm đuôi ở đoạn「い」hay 「え」và có るở cuối trông rất giống Nhất đoạn động từ. Nếu không phân biệt được đâu là Nhất đoạn đâu là ngũ đoạn động từ có thể bị lầm.
Vài ví dụ khác
寝る: ×る+させる=寝させる
食べる: ×る+させる=食べさせる

C.サ変動詞とカ変動詞
Động từ đặc thù, thay đổi phần cuối 「する」và「来る」thành「させる」和「来させる」(こさせる)

使役形」の簡単形
Hình thức đơn giản hoá của dạng sai khiến. Trường hợp Ngũ đọan động từ, ta lấy âm cuối thay đổi tương ứng theo đoạnあsau đó thêm âm「す」vào.
Ví dụ:
行かせる=行かす
Trường hợp Nhất đoạn động từ ta bỏ đi âm「る」ở cuối sau đó thêm vào「さす」.
Ví dụ:
食べさせる=食べさす
Chú ý: Cách dùng này thường ít gặp trong văn viết, mà được dùng trong văn nói.

2.「使役形」の文の形と使い方
Dạng câu và cách sử dụng dạng sai khiến
Thông thường dạng sai khiến được hiểu nghĩa : “A bảo/sai B làm…”. Tuy nhiên, tùy theo sự khác nhau của câu từ mà nó có ý nghĩa khác.
Trong câu có động từ ở dạng sai khiến, đầu tiên cần chú ý đó là tự động từ hay tha động từ.
Phía trước của tự động từ không có Tân Ngữ, trường hợp Tha Động từ thì phía trước có thể có Tân Ngữ.

A. 動詞は他動詞の時
Khi động từ là Tha động từ
Cần chú ý đối tượng ngữ là người(tức là B)cần phải sử dụng trợ từ「に」.
Tại sao phía sau “B” phải dùng 「に」? Xem ví dụ 1.
1.社長は社員に仕事をさせる。
Nếu phía sau B ở đây là 社員 ta dùng trợ từ「を」thì trong câu này sẽ xuất hiện 2 trợ từ「を」。Một trợ từ xuất hiện 2 lần trong một câu là điều kiên kỵ trong văn phạm Nhật ngữ.
Vì vậy khi động từ là tha động từ, phía sau “B” ta phải sử dụng trợ từ「に」,chứ không được dùng「を」.
[Aは Bに ~使役形]

B. 動詞は自動詞の時
Khi động từ là tự động từ, phía sau đối tượng ngữ B ta phải dùng trợ từ「を」.
Tại sao phải dùng trợ từ 「を」? Xem ví dụ 2.
Khi động từ là tự động từ, nếu phía trước có mục đích của động tác, thì phía sau từ mục đích này thường người ta dùng trợ từ「に」.Vì vậy nếu phía sau đối tượng ngữ ta cũng dùng trợ từ に,thì trong một câu sẽ xuất hiện 2 lần trợ từ này. Do đó, khi động từ là tự động từ, phía sau B ta phải dùng trợ từ「を」.
[Aは Bを ~使役形]
1.社長は社員を働かせる。
2.社長は社員を買い物に行かせる。
Phân tích từ cách sử dụng, thấy động từ dạng sai khiến có 2 cách sử dụng. Tiếp theo ta phân tích vài cách sử dụng dựa trên ý nghĩa của nó.

C.「~しろ」の意味
Có ý nghĩa giống như dạng câu「しろう」
Về mặt ý nghĩa, Dạng sai khiến thường mang ý nghĩa “khiến ai đó làm một việc gì đó, tương tự như dạng câu mệnh lệnh trong Nhật Ngữ.;
1.母は子供を家まで歩かせる。
2.スポーツクラブの先生は子供たちに厳しい練習をさせる。

D. そのままにして止めない
Mang ý nghĩa “cứ để ai đó làm gì đó…(đừng can thiệp vào)”.
1.若いママは子供を一日中公園で遊ばせている。
2.彼女は酒が好きだから、たくさん飲ませてあげましょう。

E. 人の気持ち
Có nghĩa khiến cho ai đó có một tâm trạng như thế nào đó…
1.彼は家族にぜんぜん連絡しないで、みんなを心配させました。
2.音楽は私たちを楽しませてくれる。
(=私たちは音楽を聞いて楽しむ。)

F. ていねいなお願い
Đây là cách sử dụng tự khiêm ngữ rất thông dụng trong tiếng nhật cần đặc biệt chú ý.
Tự khiêm đối với động tác của mình, người ta dùng dạng câu「Động từ dạng sai khiến+いただく」
1.すみません。明日は休ませていただきたいのですが。
2.その仕事はぜひ私にやらせてください。
Ví dụ 1 “Xin lỗi. tôi muốn xin nghỉ vào ngày mai.”
Thực tế đó là dạng tự khiêm ngữ của “tôi muốn nghỉ phép” khi đó người ta dùng て形củ a động từ 休むtheo dạng sai khiến「休ませて」+いただきたい
Cách nói đơn giản của “muốn ăn” là「食たい」chuyển qua ngữ khí tự khiêm ta nói「食べさせていただきたい」
Cách nói đơn giản của “uống” là 「のむ」tự khiêm thành「のませていただく」
“Nghĩ ngơi” là「やすむ」tự khiêm:「やすませていただく」. Muốn nghĩ ngơi người ta nói thành「やすませていただきたい」
Dạng câu「Động từ dạng sai khiến+ください」thông thường dùng cho chính bản thân người nói, biểu thị ý thỉnh cầu người khác cho phép mình làm một việc gì đó.
Ví dụ 2: “Dù gì xin hãy để tôi làm việc này!”.
Khi muốn nói “để tôi làm…” ta dùng dạng câu「Động từ dạng sai khiến+ください」。
Ví dụ, “Xin hãy hướng dẫn chúng tôi tham quan Tokyo” ta nói「东京を案内してください」
Nhưng khi nói “Xin hãy hướng dẫn chúng tôi tham qua Tokyo” ta nói「东京を案内させてください」

練習問題
1.あの店は客に高い品物を無理に__。
A)売らせる B)買わせる C)売らされる D)買われる

2.この書類は英語なので、私にはよくわかりません。
後でデミさんに___。
A)説明するでしょう
B)説明されましょう
C)説明させられるでしょう
D)説明させましょう

3.彼は大きい会社に入って、___。
A)家族を安心させた B)家族は安心させた
C)家族に安心させた D)家族に安心させられた

4.「だれか歌ってくれませんか。」
「_________。」
A)私に歌ってください
B)私に歌わせてください
C)私に歌わされてください
D)私を歌わせられてください

答 1B 2D 3A 4B

Tự học tiếng Nhật

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều