[Ngữ phap tiếng Nhật] – Phân loại động từ Hiện tại và quá khứ lịch sự

Học tiếng Nhật qua ngữ  pháp  Phân loại động từ Hiện tại và quá khứ  lịch sự 

Trong cấu trúc câu Tiếng Nhật , động từ luôn đứng ở cuối câu, được chia theo thời gian : quá khứ, hiện tại (ko có thì tương lai), chia theo mức độ thân mật. ( động từ thường với người thân, bạn bè. động từ lịch sự với cấp trên và người lạ)

Phân loại động từ:

Động từ trong Tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm: nhóm 1, nhóm 2 và nhóm bất quy tắc.

Nhóm 1 (u-động từ hay Godandoushi) : 
– Những động từ có dạng nguyên thể kết thúc bằng: u (ru, tsu, su, ku, gu, mu, bu, u, nu)
VD:

話す (hanasu) - nói
聞く (kiku) - nghe
待つ (matsu) - chờ
飲む (nomu) - uống
分かる (wakaru) - biết
死ぬ  (shinu) - chết (động từ duy nhất kết thúc bằng nu)
ある (aru) - tồn tại (dùng cho cây cối, đồ vật)

Nhóm 2 (ru-dộng từ hay Ichidandoushi):
– Những động từ có dạng nguyên thể kết thúc là: iru, eru
Tất cả những động từ có đuôi “ru” nhưng không có “i” hay “e” đứng trước “ru” đều thuộc Nhóm 1. Nhưng nhiều động từ kết thúc là “iru” và “eru” vẫn thuộc Nhốm 1  <– cái này chỉ có cách học thuộc ^^;
VD:

食べる (taberu) - ăn
見る (miru) - xem, nhìn
寝る (neru) - ngủ
起きる (okiru) - thức dậy
出る (deru) - rời khỏi, đi khỏi
居る (iru) - tồn tại (dùng cho người và động vật)

Nhóm 3 <nhóm bất quy tắc> chỉ có 2 động chính là:
する (suru): làm
くる (kuru): đến
*2 động từ này sẽ kết hợp với nhiều từ khác để tạo thành động từ mới. VD: benkyou-suru : học

Chia động từ: 

Động từ chia theo quy tắc của từng nhóm. 

1. Thì hiện tại dạng lịch sự (đuôi ~masu)

Nhóm 1: bỏ う ở cuối thay bằng い + ます
VD:
đt nguyên –> đt gốc + i –> “masu”
話す (hanasu) -> 話 hanashi –> 話ます hanashimasu (chú ý , không có âm “si” trong Tiếng Nhật, nên ở đây thay bằng “shi”)
聞く (kiku) –> 聞き kiki –> 聞きます kikimasu
ある (aru) –> あり ari –> あります arimasu

Nhóm 2: bỏ “ru”, thêm “masu” 
VD:
đt nguyên –> đt gốc –> “masu”
食べる (taberu) –> 食べ tabe –> 食べます tabemasu
見る (miru) –>見 mi –> 見ます mimasu
居る (iru) –> 居ます imasu

Nhóm 3: (nhóm bất quy tắc)
する (suru) – bỏ る đổi す–>し + masu : します
くる (kuru) – bỏ る đổi く–>き + masu. : きます

Mỗi động từ sau khi đã bỏ đuôi “u” , “ru” ta có được phần gốc của động từ .
Thêm vào gốc đó “masu” (nhóm 2) hay “imasu” (nhóm 1) ta được động từ ở thì hiện tại dạng lịch sự, sử dụng vói cấp trên hoặc những người chưa thân lắm.
Riêng “suru” và “kuru” có gốc là “shi” và “ki”, sau khi ta đã có gốc của động từ, thêm vào “masu” như nhóm 2.

2. Thì quá khứ lịch sự: 
Sau khi ta đã có dạng “masu” của động từ, thay “masu” bằng “mashita” ta được dạng quá khứ.

話します (hanashimasu) --> 話しました (hanashimashita) : đã nói
聞きます (kikimasu) --> 聞きました (kikimashita) : đã nghe 
あります (arimasu) --> ありました (arimashita) : đã tồn tại (đồ vật)

食べます (tabemasu)  --> 食べました (tabemashita) : đã ăn
見ます (mimasu) --> 見ました (mimashita) : đã xem, đã thấy
居ます (imasu) --> 居ました (imashita): đã tồn tại (người và động vật)

します (shimasu) --> しました (shimashita) : đã làm
来ます (kimasu) --> 来ました (kimashita) : đã đến

3. Dạng phủ định ở thì Hiện tại : 

– Thay “masu” bằng “masen”

話ます (hanasu) --> 話ません (hanashimasen): không nói
聞きます (kikimasu) --> 聞きません (kikimasen) : không nghe
あります (arimasu) --> ありません (arimasen): không tồn tại, không ở đó

食べます (tabemasu) --> たべません (tabemasen) : không ăn
見ます (mimasu) --> 見ません (mimasen): không xem, không thấy
居ます (imasu) --> 居ません (imasen): không ở đó, ko tồn tại. 

します (shimasu) --> しません (shimasen): không làm
来ます (kimasu) --> 来ません (kimasen): không đến

4. Dạng phủ định ở thì Quá khứ:

– Thêm “deshita” vào sau “masen” –> masen deshita

話ます (hanasu) --> 話ません (hanashimasen) --> 話しませんでした  (hanashimasen deshita)
聞きます (kikimasu) --> 聞きません (kikimasen) --> 聞きませんでした (kikimasen deshita)
あります (arimasu) --> ありません (arimasen) --> ありませんでした (arimasen deshita)

食べます  (tabemasu) --> たべません (tabemasen) --> 食べませんでした (tabemasen deshita)
見ます (mimasu) --> 見ません (mimasen) --> 見ませんでした (mimasen deshita)
居ます (imasu) --> 居ません (imasen) --> 居ませんでした (imasen deshita)

します (shimasu) --> しません (shimasen) -->  しませんでした (shimasen deshita)
来ます (kimasu) --> 来ません (limasen) --> 来ませんでした (kimasen deshita)

—————
Danh sách những động từ nhóm 1 có đuôi iru/eru: (để tham khảo)
要る (iru) – cần
帰る (kaeru) – trở về (nhà,..)
切る (kiru) – cắt
しゃべる (shaberu) – nói
知る (shiru) – biết
入る (hairu) – đi vào
走る (hashiru) – chạy
減る (heru) – giảm xuống
限る (kagiru) – giới hạn
蹴る (keru) – đá
….

 Học tiếng Nhật Bản

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều