Những từ ngữ liên quan đến Mùa Xuân trong tiếng Nhật

* 穀雨 (koku U) một trong 24 khí tiết,tiếng Việt gọi là tiết Cốc Vũ. Khoảng ngày 21 tháng 4 là tiết cốc vũ, cây cỏ nảy nở xanh tốt trong mưa xuân nên có tên gọi như thế. Cốc (Koku) ở đây nghĩa là cốc vật, ngũ cốc,những thứ cây lương thực họ đậu và lúa, Vũ (U) ở đây nghĩa là mưa.

* 東風 (Kochi): Nguời Việt gọi là Đông Phong. Khi gió từ hướng Đông và Đông Bắc thổi đến là dấu hiệu của mùa xuân đến. Nguời ta nói gió này là hoa đào (ume) nở, nên có câu thơ Tàu là “hoa đào cười với gió đông”.

* 三寒四温 (Sankan Shion): Khi khí tiết 3 ngày lạnh, 4 ngày ấm lặp đi lặp lại là lúc mùa xuân bắt đầu.

* 残雪 (Zansetsu): Từ chỉ tuyết không tan ngay cả khi xuân đến. Còn gọi là Kozo no Yuki.

* 春暁 (ShunGyou): Buổi sớm mùa xuân. Chữ 暁 đọc là Akatsuki, ngày xưa dùng đọc là Akatoki. Tương đương với 曙 (akebono) nhưng chỉ thời gian sớm hơn,từ nửa đêm tới lúc rạng sáng.

* 春分 (Shunbun): tiết xuân phân ,một trong 24 khí tiết, khoảng ngày 21 tháng 3 khi ngày và đêm dài bằng nhau.

* 春眠 (Shunmin): ngủ xuân. Từ này chỉ một giấc ngủ dài. Vào đêm xuân thì tâm trạng con nguời ta có phần dễ chịu, nên hay thức khuya và khi ngủ thì đánh một giấc dài đến sáng mà không hay biết. Shunmin Akebono wo Oboezu là ý nghĩa này.

* 泡雪 (Awa Yuki): một hình thức của tuyết, hình bong bóng, rất mềm và dễ vỡ.

* 雨水 (Usui): một trong 24 khí tiết, ngày thứ 15 kể từ ngày lập xuân (khoảng ngày 19 tháng 2), cho đến lúc này thì trời vẫn hay đổ tuyết và nước đóng băng, rồi tuyết ngưng mưa xuống, thực vật nảy nở báo hiệu mùa xuân đến.

* 薄氷 (usurai): khi hết xuân là lúc nước trong hồ chỉ còn một lớp băng mỏng, báo hiệu mùa xuân sắp đến.

* 麗 (Urara ): hay còn gọi là UraUra. Lúc này trời trong xanh, không nóng cũng không lạnh. Bạn nào nghe bài Warabe Uta “Haru” sẽ thấy mở đầu với câu Haru no Urara no Sumidagawa . (Khí trời ấm áp trên sông Sumida Gawa, một con sông nổi tiếng xinh đẹp hay trở thành đề tài cho các tác phẩm văn học, lúc này người ta hay chèo thuyền ngắm cảnh hoa anh đào nở 2 bên ven sông).

* 朧月 (Oboro Zuki): Vào đêm xuân ngẩn nhìn bầu trời thì thấy xung quanh mặt trăng có vầng khí như hơi nước bao quanh khiến nó trông lờ mờ huyền ảo. Về bản chất hiện tượng thì Oboro Zuki giống như Kasumi nhưng Kasumi thuộc ban ngày,Oboro Zuki thuộc ban đêm. Các bạn cũng gặp bài này trong bài hát “Haru”.

* 陽炎 (Kagerou): đây là hiện tượng hay thấy ở mùa xuân và mùa hạ, khi hơi nước từ mặt đất bốc lên gặp không khí nóng khiến ánh sáng bị khúc chiết không theo quy tắc, trông lung linh như ngọn lửa trong suốt.

* 霞 (Kasumi): Đây là hiện tượng xảy ra vào mùa xuân từ sáng sớm đến trưa, khi hơi nước bốc lên không trung và nếu nhìn những cảnh vật từ xa như núi sẽ thấy một màng như mây bao quanh. Cùng hiện tượng nhưng nếu xảy ra vào mùa thu thì gọi là Kiri.

* 風光る (Kaze Hikaru): vào mùa xuân, mặt trời bắt đầu chiếu mạnh và những ngọn gió thổi tới cũng trông lấp lánh trong nắng.

* 堅雪 (Kata Yuki): mùa xuân, ban ngày tuyết tan do dương khí nhưng đêm lạnh khiến bề mặt nó kết tinh và cứng lại.

* 啓蟄 (Keichitsu): một trong 24 khí tiết,vào ngày 6 tháng 3,khi sâu bọ côn trùng trốn rét trong mùa đông bắt đầu chui ra khỏi nơi ẩn nấp.

* 春雷 (Shunrai), những đợt sấm đầu tiên của một năm bắt đầu vang lên vào tiết Keichitsu báo hiệu mùa xuân đến.

* 春霖 (ShunRin) : khoảng từ đầu đến cuối xuân khi khí trời không phân chia rõ rệt.

* 蜃気楼 (Shin Ki Rou) hiện tượng ảo giác khiến người nhìn thấy những vật không có thực, hay những vật có thực ở nơi này lại nhìn thấy ở nơi khác do khúc chiết của ảnh sáng gây ra. Hiện tượng này thường xảy ra trong không trung và hình ảnh khi thì dài ra, khi thì lunh linh và biến đổi thiên hình vạn trạng. Nguời xưa nói hiện tượng này do con hâu khổng lồ trong truyền thuyết Trung Hoa hắt hơi gây ra. Từ này đã trở thành một Kigo trong thơi Haiku. Ở Nhật Bản Toyama ken nổi tiếng vì hay xảy ra hiện tượng này và thấy sớm nhất trong mùa xuân.

* 清明 (Seimei): một trong 24 khí tiết, ngày thứ 15 kể từ xuân phân (khoảng ngày 5 tháng 4). Lúc này vạn vật nảy nở tươi tốt và nguời Hoa, nguời Việt có thói quen tảo mộ. Thời gian ở đây tính theo dương lịch, còn câu ” Thanh minh trong tiết tháng ba” là tính theo âm lịch nên có sự sai khác về thời gian.

* 名残り雪 (Nagori Yuki) Tuy là xuân sắp đến nhưng đó đây vẫn có vài đợt tuyết còn sót lại của mùa đông.

* 雪崩 (nadare) tuyết lở, mùa đông tuyết tích tụ trên các sườn núi và xuân đến do độ dốc và nhiệt độ nên chúng đổ xuống. Ở các vùng ven biển Nhật Bản hay xảy ra hiện tượng này.

* 八十八夜 (hachi Juu hachi ya): Kể từ ngày lập xuân, 88 ngày sau, (ứng với ngày 1, 2 của tháng 5) là lúc nhà nông bắt đầu gieo hạt.

* 苗代 (Nawashiro, Naeshiro) ruộng nước để gieo hạt giống mùa xuân, từ thời của tập thơ Man Youshu nó đã trở thành Kigo chỉ mùa xuân.

* 花曇 (hana gumori) Vào khí tiết hoa anh đào nở, bầu trời và cảnh sắc trông mơ hồ và giống như nhìn từ một lớp mây, có khi có sương mù và mưa.

* 花冷え (Hana hie) lúc hoa anh đào nở là lúc dương khí dễ biến động, trời hơi chớm lạnh.

* 春一番 (Haru ichiban) Khoảng thời gian cuối tháng 2 đến tháng 3, khi những đợt gió nam đầu tiên trong năm thổi mạnh báo hiệu mùa xuân.

* 春うらら (haru Urara ) Ngày mùa xuân ấm áp, không nóng cũng không lạnh, lòng nguời dễ chịu.

* 春炬燵 (Haru gotatsu) : Kotatsu là kiểu bàn Nhật có đặt lò lửa nhỏ để sưởi ấm phần thân dưới và tay. Haru Gotatsu là kotatsu lúc này chỉ dùng với mục đích là bàn, không còn để sưởi ấm vì xuân đã đến, người ta giảm bớt lửa.

* 春告げ鳥 (haru tusge tori) : tên khác của Ugusui, loại chim đặc trưng của mùa xuân (không phải én), nó báo hiệu xuân đến.

* 彼岸 (Higan) thời kỳ phụng sự Phật Sự, tổ chức lễ tế, viếng mộ của nông dân.

* 麦踏 (Mugi Fumi) đúng như tên gọi, có nghĩa là dẫm lên lúa mạch. Đầu xuân nguời ta dẫm lên rễ lúa mạch để phòng mầm nảy nở quá nhanh vì sương.

* 山笑う (Yama Warau) đầu xuân, cây cỏ trên núi nảy nở xanh tốt khiến ngọn núi trông rực rỡ như đang cười.

* 夜桜 (Zozakura) ngắm hoa anh đào nở ban đêm.

* 立春 (Risshun) một trong 24 khí tiết, khoảng ngày 4 tháng 2 và là điểm mốc bắt đầu của mùa xuân.

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều