Ngữ pháp N1 – Mẫu câu (161-170)

161.  ~ぶんには(~分には): Nếu chỉ…thì

Giải thích: Mang ý nghĩa「その限りでは」 (trong chừng mực đó thì), nếu chỉ trng phạm vi thì

はたで見ている分には楽そうだが、自分でやってみるとどんなに大変かがわかる。
Chỉ đứng bên ngoài nhìn thì thấy có vẻ dễ, nhưng tự tay mình làm thì sẽ thấy vất vả 
tới chừng nào.
私はいかなる宗教も信じない。しかし、他人が信じる分には一向にかまわない。
Tôi không tin tôn giáo nào cả. Tuy nhiên, người khác tin thì tôi không thấy ảnh hưởng gì cả.

162.  ~べからず: Không thể, không được

Giải thích: Một hành vi hay một tình trạng chắc chắn không thể xảy ra, hoặc không được phép xảy ra.

落書きするべからず。
Không được vẽ bậy
芝生に入るべからず。
Không được dẫm lên cỏ
犬に小便させるべからず。
Không được cho chó đái bậy

Chú ý: không phải điều có thể sử dụng cho tất cả các động từ, mà chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định「許すべからざる行為」(hành vi không thể tha thứ)「欠くべからさる人物](nhân vật không thể thiếu)

163.  ~べく: Làm để

Giải thích: Có ý nghĩa 「をするために」(để có thể làm được)

速やかに解決すべく努力いたします。
Tôi sẽ cố gắng giải quyết nhanh
しかるべく処置されたい。
Tôi muốn anh xử lý cho thích hợp
大学に進むべく上京した。
Tôi đã lên thủ đô để học đại học

Chú ý: Cách nói trang trọng sử dụng trong văn viết
Động từ 「する」có hai hình thức「するべく」「すべく」

164: ~べくもない: Làm sao có thể, không thể

Giải thích: Có nghĩa là 「~することは、とてもできない」(việc…là không thể làm được)

優勝は望むべくもない。
Không thể hi vọng vô địch được
突然の母の死を、遠く海外にいた彼は知るべくもなかった。
Anh ấy đang ở nước ngoài xa xôi như thế, làm sao biết được việc mẹ mất đột ngột.

Chú ý: Là cách nói trang trọng, có tính văn cổ, ngày nay không được sử dụng nhiều lắm

165. ~まじき: Không được phép

Giải thích: Dùng sau một danh từ chỉ nghề nghiệp hay cương vị, để biểu thị ý nghĩa “Đã vào ở cương vị ấy, hoặc đã làm nghề ấy, thì không được phép…”. Theo sau là một danh từ chỉ sự việc, hành vi, phát ngôn, thái độ.
Dùng để phê phán một người nào đó đã có việc làm, một hành vi, một thái độ không thích hợp với tư cách, cương vị hoặc lập trường của mình.

業者から金品を受け取るなど公務員にあるまじきことだ。
Nhận tặng phẩm, tiền bạc của các nhà sản xuất là việc mà một công chức không được phép làm.
「胎児は人間じゃない」などとは、聖職者にあるまじき発言である。
"Thai nhi chưa phải là người". Đây là phát ngôn không thể chấp nhận được của giới chức
 tôn giáo.

Chú ý: Lối nói trang trọng dùng trong văn viết

166.~までもない: Không cần

Giải thích: Chưa tới mức phải, không cần phải

引っ越しといっても荷物をあまり多くないから手伝いに行くまでもないだろう。
Dù nói là chuyển nhà nhưng vì đồ đạc không nhiều nên không cần tới phụ đâu.
ベトナムの首都はいうまでもなく、ハノイです。
Thủ đô của Việt Nam thì không cần phải nói tới, là Hà Nội

167. ~むきがある: Có khuynh hướng

Giải thích: Diễn tả khuynh hướng, thói quen, tính chất

彼女は机を片付けない向きがある。
Cô ta có xu hướng không dọn dẹp đồ trên bàn.
彼はどうも面倒なことから逃げようとすれむきがある。
Anh ta có thói quen lẫn tránh việc rắc rối.

168. ~もさることながら: Đã đành, không những, mà cả

Giải thích: Diễn tả ý “A thì hẳn nhiên rồi, không chỉ thế B”. Thường sử dụng cho những việc được đánh giá tốt.

彼は、大学の成績もさることながら、スポーツ万能で親孝行という申し分
のない息子だ。
Anh ấy là một người không có điểm nào đáng chê trách: thành tích học tập ở trường Đại học
 đã hẳn, lại có nhiều tài năng trong thể thao, và có hiếu với cha mẹ.
このドレスは、デザインもさることながら、色使いがすばらしい。
Cái áo đầm này kiểu đã đẹp, màu sắc lại càng tuyệt vời hơn.
あのレストランは、料理もさることながら、眺めの良さが最も印象的だった。
Nhà hàng đó đồ ăn đã ngon, mà vẻ đẹp từ bên trong nhìn ra, cũng thật là ấn tượng.

169. ~もそこそこに: Làm….vội

Giải thích: Diễn tả việc làm qua loa, đại khái vì không đủ thời gian.

化粧もそこそこに、会社に行った。
Tôi trang điểm qua loa rồi đến công ty.
彼女は仕事もそこそこに、いそいそ会社を出た。
Cô ấy làm việc vội vàng rồi háo hức rời khỏi công ty.
アンさんは好きなコーヒーを飲むもそこそこに立ち去った。
An uống vội cốc cà phê yêu thích của mình rồi vội đứng dậy ra về.

170. ~もどうぜんだ(~も同然だ): Gần như là

Giải thích: Nghĩa là dù sự thật không phải, nhưng trạng thái gần như thế. Mang tính diễn cảm, chủ quan.

実の娘同然に大切に育ててくれた。
Tôi đã được nuôi cho khôn lớn cẩn thận y như là con gái ruột
このみじめなくらしは奴隷同然だ。
Cuộc sống khốn khổ này y như là nô lệ vậy.
私には別れた恋人は死んだも同然だ。
Người yêu đã chia tay nên xem như cứ chết rồi vậy.

 

Dạy tiếng Nhật Bản

Bài học liên quan

Bài học xem nhiều